* DỰ ÁN XÂY DỰNG TUYẾN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – TUYẾN 1 – TUYẾN BẾN THÀNH – SUỐI TIÊN *
* ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ TPHCM LINE 1: BẾN THÀNH – SUỐI TIÊN *
Khảo sát Địa kỹ thuật nhằm mục đích nghiên cứu địa tầng, đặc điểm cấu tạo, kiến tạo của đất đá; nghiên cứu đặc điểm địa chất thủy văn, xác định các tính chất cơ lý và tính thấm của các lớp đất đá phục vụ cho công tác thiết kế xây dựng nền móng công trình, đánh giá và xử lý các hiện tượng địa chất như lún, trượt, lở,...
Về thiết bị phục vụ cho công tác khảo sát được nhập từ các hãng nổi tiếng như APAGEO (Pháp), Humboltd (Mỹ), Slope Indicator, Geokon (Mỹ), GeoNor (Nauy), GeoMil (Hà Lan), PASI (Italy)... đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài ASTM, BS hoặc AASHTO...
Với đội ngũ nhân viên đông đảo trong đó số lượng có trình độ Tiến sĩ, Thạc sĩ được đào tạo ở các trường nổi tiếng trên thế giới, đáp ứng được các yêu cầu thực hiện trong lĩnh vực Địa kỹ thuật đối với các công trình như cầu, đường giao thông, đập thủy điện, thủy lợi, nhà ở cao tầng, các công trình dân dụng, công nghiệp và công trình hạ tầng kỹ thuật...

1. Thí nghiệm xuyên tĩnh có đo áp lực nước lỗ rỗng (CPTu)
Thiết bị xuyên tĩnh GeoMil (Hà Lan) cung cấp các thông số sức kháng xuyên đầu mũi, ma sát thành đơn vị, áp lực nước lỗ rỗng,... Qua đó có thể tính toán được các thông số liên quan như: sức kháng cắt không thoát nước, hệ số cố kết, sức chịu tải đất nền...
2. Thí nghiệm nén ngang (PMT)
Cung cấp thông số Mođun biến dạng và áp lực giới hạn của đất nền, phục vụ việc thiết kế tính toán nền móng. Thiết bị nén ngang của hãng APAGEO (Pháp) có thể thực hiện được đến độ sâu 120m.
3. Thí nghiệm địa chấn hố khoan (DHT)
Xác định vận tốc truyền sóng dọc P và vận tốc sóng ngang S dọc theo thành hố khoan trong điều kiện tự nhiên, hệ số Poison, mođun cắt hay mođun đàn hồi, phục vụ tính toán thiết kế chống động đất cho công trình.
4. Thí nghiệm địa chấn bề mặt (RST)
Xác định vận tốc truyền sóng dọc P và vận tốc sóng ngang S theo tuyến đo đã được chọn trong điều kiện tự nhiên, hệ số Poison, mođun cắt hay mođun đàn hồi, phục vụ tính toán thiết kế chống động đất cho công trình.
5. Thí nghiệm xác định điện trở suất (RST)
Xác định điện trở suất tại các độ sâu của các lớp đất, nhằm tính toán thiết kế hệ thống chống sét, đánh giá khả năng ăn mòn các thiết bị điện,...
6. Thí nghiệm nhiệt trở suất (TRT)
Bằng cách đo công suất nhiệt và theo dõi nhiệt độ theo thời gian, có thể tính toán được độ dẫn nhiệt
và nhiệt trở suất 1/
của môi trường tại các vị trí thí nghiệm.
7. Thí nghiệm thấm hiện trường (FPT)
Xác định các thông số địa chất thủy văn của lớp đất rời như: Lưu lượng, hệ số thấm, tỷ lưu lượng, hệ số dẫn nước, hệ số Lugeon… Bằng các phương pháp như thí nghiệm bơm hút nước, thí nghiệm đổ nước, thí nghiệm ép nước trong hố khoan…
8. Thí nghiệm cắt cánh hiện trường (FVST)
Thiết bị cắt cánh GeoNor H10 có thể cung cấp giá trị cường độ khắng cắt không thoát nước (Su) và độ nhạy của đất nền. Thiết bị có thể thực hiện đến độ sâu 30m. Kết hợp với giàn Jack up có thể tiến hành thí nghiệm cắt cánh trên biển, trên sông mà các thiết bị khác không thể thực hiện được.
9. Thí nghiệm nén tĩnh nền (PLT)
Xác định Mođun biến dạng của đất nền, nhằm tính toán sức chịu tải và độ lún công trình.
10. Thí nghiệm cơ lý đất
Phòng thí nghiệm cơ lý đất: Được đầu tư quy mô lớn, trang thiết bị thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất đáp ứng được tiêu chuẩn TCVN, ASTM, BS, JIS...
Trang thiết bị được đầu tư đồng bộ với hệ thống thu nhận dữ liệu trung tâm CDAS cùng với phần mềm chuyên dụng tương ứng với chỉ tiêu thí nghiệm cho phép thu nhận dữ liệu thí nghiệm hoàn toàn tự động với thời gian thực. Điều này cho phép giảm thiểu sai số và có thể thực hiện thu nhận dữ liệu từ nhiều mẫu tương ứng với từng chỉ tiêu thí nghiệm khác nhau mà không gây ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm do độ trễ của thời gian ghi nhận dữ liệu thí nghiệm.
Bên cạnh năng lực thực hiện các phép thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý thông thường. Phòng còn có năng lực thực hiện các chỉ tiêu thí nghiệm cố kết, QU, UU, CU, CD, hóa nước, cắt cánh và xuyên trong phòng.
Lập báo cáo Tư vấn Địa địa kỹ thuật
Công tác xử lý dữ liệu được thực hiện bằng các phần mềm tự động như: Geotechnical Software 7.0, CPTask, Res1D, Res2D, PASI Gea3, InterSism, Humboltd, CDAS, Midas GTS NX 2015... Kết quả xử lý bằng phần mềm tự động sẽ cho ra kết quả khảo sát nhanh nhất. Phần mềm cho phép tính toán, thiết kế và đưa ra các phương án giải pháp nền móng cho công trình.